Những thông số kích thước cơ bản nói chung nếu không được hiểu đúng sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có, ảnh hưởng khi lựa chọn hoặc vận hành xe nâng.
1/ Kiểu lái (Type of drive, type of operation, operator position): Cho biết kiểu lái là đứng lái (stand-up) hay ngồi lái (sit-on). Chia ra thành các loại xe chính như sau:
- Ngồi lái: Xe nâng dầu 4 bánh (counter balance), xe nâng điện ngồi lái (counter balance, 4 wheel battery fokrlift) và xe nâng reach truck ngồi lái (sit on reach truck, sitting electric forklift)
- Đứng lái: Xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện stacker
2/ Tải trọng nâng (Load capacity): là khả năng nâng hàng hóa của xe.
Ví dụ: Xe nâng 3 tấn có tải trọng nâng lớn nhất là 3 tấn ở tâm tải 500mm. Xe nâng 5 tấn có sức nâng 5 tấn ở tâm tải 500mm. Xe nâng 7 tấn có sức nâng 7 tấn ở tâm tải 500mm... Tuy nhiên, tới chiều cao nâng càng cao thì tải trọng nâng càng giảm. Hoặc nếu gắn thêm một số loại càng kẹp vào thì tải trọng thực tế của xe cũng giảm theo (phải trừ đi tự trọng của hệ thống kẹp).
3/ Tâm tải (Load center): là khoảng cách giữa trọng tâm xe và hàng hóa.
Đây là một trong những thông số quan trọng nhất trên xe nâng. Vì đó là mối liên hệ giữa Khối lượng và kích thước của hàng hóa - Sức nâng của xe - Chiều cao nâng của xe.
4/ Chiều cao nâng (Lift height): là chiều cao nâng thực tế được đo từ mép trên của càng xuống đất.
Ví dụ: Xe nâng dầu 2.5 tấn có các dải chiều cao nâng từ 2.9m, 3m, 3.3m, 3.5m, 3.7m, 4m... đến 7.5m. Chiều cao nâng còn liên quan đến số tầng nâng (hoặc còn gọi là số trục nâng - Mast stage): 2 tầng nâng tiêu chuẩn, 3 tầng nâng chui công...
5/ Khoảng nâng tự do (Free lift): là khoảng nâng từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của càng nâng, mà tại đó trục nâng thứ nhất vẫn chưa bị nâng theo. Thường liên quan đến xe nâng chui công (xe làm việc trong container, xe đóng công).
6/ Góc nghiêng trục nâng (Tilt angle): là góc đo của trục ở vị trí thẳng đứng với vị trí nghiêng vào và đổ ra. Mỗi loại xe nâng sẽ có góc nghiêng trục nâng khác nhau. Thông thường, góc nghiêng vào sẽ lớn hơn góc đổ ra để giữ hàng hóa chắc chắn hơn.
Đối với các công ty làm về gỗ tròn, vì khối gỗ dễ bị lăn ra khói càng nâng, nên họ cần ngả toàn bộ càng vào xe để giữ khối gỗ. Do đó, họ thường lựa chọn thêm loại càng nâng gật gù, còn gọi là càng đổ, hinged fork, hinged bucket (gầu xúc).
7/ Bán kính quay (Turning radius): là đường tròn nhỏ nhất được tạo ra khi xe đánh hết lái và quay tròn. Giúp người lái xe căn đường và hàng hóa trên xe khi di chuyển
8/ Khoảng cách từ đuôi xe tới mặt càng (Length to face fork): giúp xác định kích thước thực tế của xe với các loại càng nâng khác nhau. Vì bạn có thể đổi càng nâng 1050mm hoặc 1070mm sang càng nâng 1220mm hay 1500mm, 1820mm. Do đó, con số này cho biết kích thước thực tế chiều dài xe.
9/ Độ rộng đường đi để xe quay vuông góc (Right aisle stacking aisle width): là độ rộng quay xe tối thiểu để xe nâng đang tiến hoặc lùi có thể quay vuông góc sang phải/trái để sắp xếp hàng hóa. Độ rộng quay xe này rất quan trọng với các dòng xe nâng điện trong kho nhỏ, như xe nâng điện ngồi lái (counter balance, battery forklift), xe nâng điện đứng lái (reach truck) hoặc xe nâng 3 chiều VNA. Thông số này đặc biệt quan trọng với các dòng xe nâng điện đứng lái và ngồi lái reach truck, xe nâng chạy trong kho nhỏ hẹp, có sử dụng giá kệ.
10/ Chiều cao giá đỡ càng (Backrest height): cho biết khả năng đỡ hàng cao bao nhiêu mét. Nếu hàng của bạn là loại hàng hộp và xếp rời thì chú ý tới thông số này chút. Thông thường, một số công ty sản xuất bia lựa chọn loại giá đỡ càng to hơn (gấp đôi so với tiêu chuẩn)
11/ Khoảng sáng gầm xe (Underclearance): là chiều cao từ mặt đất đến điểm thấp nhất của xe nâng. Giúp bạn hình dung ra khả năng đi vào và vượt qua các đường gồ ghề .
12/ Chiều cao xe khi hạ trục thấp nhất (Mast lowered height): liên quan đến khả năng xe nâng di chuyển qua các cửa ra vào. Đặc biệt liên quan đến kho nhỏ đường nhỏ. Chiều cao này liên quan trực tiếp tới khả năng đóng và rút hàng trong container, gọi là khả năng chui công của xe nâng.
13/ Chiều cao xe khi nâng trục cao nhất (Mast extended height): cho biết khả năng khi nâng cao nhất xe có bị chạm trần không? (hoặc các hệ thống điện - nước - cứu hỏa - điều hòa).
14/ Độ mở càng (Fork spread): là khoảng cách lớn nhất/bé nhất giữa 2 càng nâng khi bạn thu vào hoặc đẩy ra. Đối với các nhà máy xí nghiệp mà hàng hóa cần nâng hạ có nhiều loại kích thước khác nhau thì cần hệ thống dịch chuyển càng nâng (dịch càng - fork positioner - fork shift) để nâng hàng.
15/ Tốc độ di chuyển, Có tải (Full load, load, loaded) và Tốc độ di chuyển Không tải (No load, unload, unloaded)
16/ Hệ thống Tự động khóa an toàn (Auto-lock suspension system): khi người lái xe rời khỏi ghế lái/vị trí lái, xe sẽ tự động khóa các chức năng nâng hạ - di chuyển - nghiêng ngả và phát ra tiếng kêu để cảnh báo và ngăn ngừa các trường hợp tai nạn có thể xảy ra. Xe mở khóa và di chuyển trở lại như bình thường khi người vận hành lại ngồi vào ghế lái/vị trí lái.
17/ Khả năng leo dốc (Maximum Gradeability): Khi xe có tải hoặc không tải, xe có thể leo được dốc bao nhiêu độ.
- Thông thường, xe nâng khi có tải (full load) thì leo dốc khỏe hơn khi không tải.
- Nếu khi không tải, xe tiến thẳng mà không leo dốc được, bạn thử cách lùi xe lên dốc xem sao.
18/ Lực kéo lớn nhất (Max. Drawbar Pull): Khi bạn cần dùng xe nâng để kéo hàng từ container ra đuôi công, bạn cần nắm được thông số này để biết xe có khả năng kéo bao nhiêu tấn hàng.
19/ Số tự động (Power Shift) hay Số sàn (Manual): tùy thuộc vào người sử dụng để lựa chọn loại hộp số. Hiện nay, 90% xe nâng đang được cung cấp tại Việt Nam dùng xe số tự động, để nam nữ đều có thể dùng được.
Tất nhiên, có niều người muốn dùng số sàn vì họ lái quen và thành thục rồi. Nhưng xe nâng số sàn sẽ thường xuyên phải thay lá côn và bàn ép, chi phí hàng năm tăng lên và thường xuyên phải thay. Nhiều người không thích.
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!